Nguồn nước bạn đang dùng có thực sự sạch và an toàn?
NGUỒN NƯỚC NGẦM (NƯỚC GIẾNG KHOAN) VÀ NƯỚC SÔNG
Nước ngầm, nước khai thác trên sông, hồ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các hộ dân khu vực sâu, xa, miền núi, ... Tuy nhiên, nhiều nguồn nước ngầm đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều tác nhân.
Các tác nhân tự nhiên:
– Đặc tính địa chất của nguồn nước: Nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm; nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…
– Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng: các chất độc hại ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các tác nhân nhân tạo:
Hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước.
– Các chất thải từ sinh hoạt, y tế: Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
– Sử dụng quá mức các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp: Việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
– Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo lượng rác thải do hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước ngầm, nước khai thác trên sông, hồ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các hộ dân khu vực sâu, xa, miền núi, ... Tuy nhiên, nhiều nguồn nước ngầm đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều tác nhân.
Các tác nhân tự nhiên:
– Đặc tính địa chất của nguồn nước: Nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm; nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…
– Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm từ hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng: các chất độc hại ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các tác nhân nhân tạo:
Hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước.
– Các chất thải từ sinh hoạt, y tế: Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
– Sử dụng quá mức các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp: Việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
– Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo lượng rác thải do hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ô nhiễm nguồn nước.